Tìm Hiểu Về ONEPLUS – Kẻ Thách Thức Flagship  Đến Từ Trung Quốc

5/5 - (1 bình chọn)
Tìm Hiểu Về ONEPLUS
Tìm Hiểu Về ONEPLUS

Oneplus – thương hiệu smartphone cấu hình khủng đến từ Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây và là một cái tên ít ai biết đến, ngay cả những tín đồ công nghệ lâu năm nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu về Onplus nhé.

1/ OnePlus Technology (Shenzhen) Co., Ltd:

Công Ty TNHH OnePlus – nếu dịch theo sát nghĩa tiếng Việt, là một công ty sản xuất các thiết bị smartphone thông minh có trụ sở tại tỉnh Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Công ty được lập nên bởi Pete Lau và Carl Pei vào tháng 12 năm 2013. Tính đến tháng 7 năm 2018, OnePlus đã chính thức có mặt ở 34 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mang đến trải nghiệm cao cấp và ấn tượng không thua kém bất kì dòng điện thoại Flagship nào đến từ Apple, Samsung hoặc Huawei. Về mặt pháp lý, Oppo sở hữu OnePlus với tư cách là người nắm giữ nhiều cổ đông trong tay nhất. OnePlus cũng là công ty con thuộc chuỗi tập đoàn BBK Electronics cùng với Vivo và Realme. Tuy nhiên, OnePlus lẫn Oppo đều khẳng định cả hai công ty hoạt động độc lập mặc dù OnePlus đã từng xác nhận sử dụng cùng một dây chuyền sản xuất và chia sẻ nguồn lực cung ứng cùng với Oppo.

OnePlus Technology (Shenzhen) Co., Ltd:
OnePlus Technology (Shenzhen) Co., Ltd:

2/ OnePlus – “Never Settle”:

Câu Slogan mang đầy nhiệt huyết cam kết mang đến trải nghiệm tốt nhất và bền bỉ nhất đến tay người dùng từ OnePlus. Mang ý nghĩa “không bao giờ dậm chân tại chỗ”, OnePlus đã và đang có những bước tiến nhảy vọt ấn tượng trong ngành sản xuất Smartphone hơn bao giờ hết. Và mỗi khi OnePlus ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường, thì cấu hình và phần cứng nếu đem đi so sánh không hề kém cạnh những chiếc Flagship đến từ những ông lớn công nghệ khác như Apple, Samsung, Xiaomi, Huawei, v.v…Một ví dụ thực tế cho một sản phẩm vừa ra mắt của OnePlus trong năm nay chính là OnePlus 8/8Pro. Với cấu hình CPU Snapdragon 865, 8GB RAM cùng với màn hình cong tràn viền Full HD+ cùng với tần số quét 90hz. OnePlus 8/8Pro xứng đáng là đối thủ đáng gờm cạnh tranh cùng Samsung Note 20SE và Mi 10 Ultra với sự khác biệt không quá lớn và thậm chí là vượt trội hơn các đối thủ.

OnePlus – “Never Settle”:
OnePlus – “Never Settle”:

3/ Các Mẫu OnePlus Tiêu Biểu Làm Nên Tên Tuổi OnePlus:

OnePlus One (2014):

OnePlus One (2014):
OnePlus One (2014):

Ngày 24/04/2014, OnePlus chính thức đưa sản phẩm đầu tiên của mình là OnePlus One vào thị trường cung ứng smartphone toàn cầu. Ở thời điểm đó, OnePlus là một cái tên còn mới mẻ, ít được thu hút sự chú ý mặc dù phần cứng và CPU được tích hợp khá ấn tượng: Qualcomm Snapdragon 801 2.5Ghz 4 lõi, RAM 3GB, bộ nhớ 16GB hoặc 64GB, và màn hình 5.5inch Full HD tích hợp Android 4.4 Kitkat. Cấu hình này ở thời điểm đó được liệt vào hàng khủng như giá thành chỉ vỏn vẹn 300USD, một cái giá thực sự ấn tượng và hợp lý cho những ai hầu bao ít ỏi nhưng mong muốn được trải nghiệm nhiều.

OnePlus 2 (2015):

OnePlus 2 (2015):
OnePlus 2 (2015):

OnePlus X (2015):

Đây là smartphone đầu tiên của OnePlus đánh vào phân khúc người dùng tầm trung, với cấu hình tương tự như OnePlus One, thay đổi cổng sạc từ USB-C qua USB Micro và được nâng cấp tấm nền AMOLED cho màn hình. Và giá thành chỉ…249USD mà thôi. Lại một mức giá ấn tượng nữa đến từ OnePlus.

OnePlus X (2015):
OnePlus X (2015):

OnePlus 3 (2016):

Ra mắt vào ngày 14 /06/2016, OnePlus 3 đánh dấu sự cải tiến về thiết kế khi nâng cấp sang hình thức kim loại nguyên khối. Các cạnh viền và mặt lưng của máy với chất liệu kim ngoại cực kì bóng bẩy, sắc cạnh và trơn tru. Điểm đặc biệt của OnePlus 3 đó là sử dụng hệ điều hành Oxygen 3.0, Snapdragon 820 4 lõi, 6GB RAM/64GB bộ nhớ và tấm nền AMOLED tích hợp từ Samsung.

OnePlus 3 (2016)
OnePlus 3 (2016)

OnePlus 3T (2016):

OnePlus 3T (2016)
OnePlus 3T (2016)

OnePlus 5 (2017):

OnePlus 5 (2017)
OnePlus 5 (2017)

OnePlus 5T (2017):

OnePlus 5T (2017)
OnePlus 5T (2017)

OnePlus 6 (2018):

Thời điểm này là lúc các hãng smartphone bắt đầu thay đổi màn hình với thiết kế tràn viền và “tai thỏ” giống như Mi 8, iPhone X, v.v…Và OnePlus cũng không ngoại lệ khi thực hiện cùng một nâng cấp để mang lại sự mới mẻ và bắt mắt cho người dùng. Tích hợp CPU Snapdragon 865, với cấu hình tùy chọn 6GB hoặc 8GB RAM, 64GB/128GB/256GB bộ nhớ trong và cả sạc nhanh Dash Charge 20W là những gì mà OnePlus 6 cải tiến đáng kể để bắt kịp với những xu thế công nghệ trong năm 2018.

OnePlus 6 (2018)
OnePlus 6 (2018)

OnePlus 6T (2018):

Chiếc điện thoại có được kỉ lục Guiness “có nhiều người mở hộp cùng lúc nhất”. Cùng với việc tích hợp thêm card đồ họa Adreno 630 đem lại hiệu năng chơi game vượt trội. Và cũng là điện thoại đầu tiên của OnePlus được tích hợp vân tay trong màn hình.

OnePlus 6T (2018)
OnePlus 6T (2018)

OnePlus 7/ 7 Pro (2019):

OnePlus 7/ 7 Pro (2019)
OnePlus 7/ 7 Pro (2019)

OnePlus 7T/ 7T Pro (2019):

 OnePlus Nord (2020):

Sau 5 năm kể từ khi ra mắt OnePlus X, OnePlus Nord là dòng smartphone tầm trung thứ 2 của OnePlus được trang bị cấu hình Snapdragon 765G – CPU nhỉnh hơn Mi Note 10 Lite và có hỗ trợ 5G. GPU Adreno 620 mang lại hiệu năng chơi game không hề thua kém ai. Màn hình có tần số quét 90hz và sạc nhanh Warp Charge 3T mang lại hiệu năng sạc nhanh hơn OnePlus 7T 23%. Bộ nhớ 64GB và RAM 8GB đi kèm. Một chiếc điện thoại tầm trung không thể bỏ qua.

OnePlus Nord (2020)
OnePlus Nord (2020)

OnePlus 8/ 8 Pro (2020):

Viên ngọc quý của OnePlus năm 2020, ra mắt vào ngày 14 tháng 4, cùng ngày ra mắt với thế hệ OnePlus One. Trải qua 6 năm cải tiến và hoàn thiện với những công nghệ tiên tiến nhất. OnePlus 8/ 8 Pro được thiết kế khung kim loại nguyên khối bo cạnh sắc xảo, màn hình cong tràn cạnh 3D, màn hình đục lỗ với tần số quét lần lượt là 90hz và 120hz. Đều được trang bị Snapdragon 865 mới nhất từ Qualcomm, RAM 8GB hoặc 12GB với LPDDR4X hoặc LPDDR5. Và đây cũng là 2 dòng OnePlus đầu tiên được trang bị sạc không dây Warp Charge 30W.

OnePlus 8/ 8 Pro (2020)
OnePlus 8/ 8 Pro (2020)
OnePlus 8/ 8 Pro (2020)
OnePlus 8/ 8 Pro (2020)

4/ Nên hay không nên? Yêu hay không yêu OnePlus?

OnePlus thực sự là một thương hiệu có hứa hẹn sẽ là một cú huých lớn ở phân khúc smartphone cao cấp giá rẻ tại Việt Nam. Được mệnh danh là “Flagship Killer” với các ưu điểm nhỉnh hơn các đối thủ như cấu hình cao, chụp hình đẹp, thiết kế bắt mắt và giá thành không “ở trên trời”. Có thể nói OnePlus dư sức cạnh tranh với Xiaomi và Huawei.

Nên hay không nên? Yêu hay không yêu OnePlus?
Nên hay không nên? Yêu hay không yêu OnePlus?

Nếu bạn đã đọc xong bài viết này cùng các thông tin mà chúng tôi đã nêu ra ở trên. Liệu bạn có yêu thích và muốn sở hữu một em OnePlus cho riêng mình? Bấy nhiêu đã đủ làm bạn ngã gục trước em nó chưa? Hãy cùng thảo luận với chúng tôi ở phần bình luận nhé!